Bệnh viện Da Liễu TP.Đà Nẵng

NÁM DA (Melasma)

Thứ hai - 05/10/2015 22:16

NÁM DA (Melasma)

I/ TỔNG QUAN
Nám da là một tình trạng tạng rối loạn tăng sắc tố mắc phải và mạn tính ảnh hưởng đến năm triệu người Mỹ. Bệnh thường thấy ở mặt và nữ bị nhiều hơn nam.
Người châu Phi, châu Á, gốc Tây Ban Nha có typ da III (theo phân loại Fitzpatrick) hoặc cao hơn có nguy cơ bị bệnh lý này nhiều nhất. Nám da có thể  ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày.
        Cho đến nay, căn nguyên của nám da chưa được hiểu một cách rõ ràng tuy nhiên có nhiều yếu tố tác động đến bệnh gồm môi trường, nội tiết, các cytokines... Trong đó, tia cực tím là yếu tố quan trọng nhất gây nên nám da, bởi tình trạng này xảy ra và trầm trọng hơn ở những vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Về mô bệnh học, có một sự lớn và nhiều hơn các nhánh tế bào sắc tố, song lại hiếm có sự gia tăng mật độ của các tế bào này.
        Bệnh sử và tình trạng bệnh liên quan nhiều với sự gia tăng nồng độ hormonoestrogen và progesteron. Do vậy, bệnh thường khởi phát ở phụ nữ mang thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai. Song, mối liên quan này vẫn chưa sáng tỏ và mức độ lưu hành của hormon không liên quan đến biểu hiện và độ trầm trọng của bệnh lý này.
II/ BIU HIN LÂM SÀNG
Nám da thường xảy ra ở phụ nữ trẻ và trung niên, tỉ lệ gia tăng theo tuổi, biểu hiện đặc trưng là những dát hay khoảng da màu xám nhạt, nâu, thường đối xứng, giới hạn tương đối rõ. Kích thước tổn thương từ 0,5 đến 10 cm đường kính.
Phân loại: Tùy theo vị trí tổn thương, có 3 loại nám da bao gồm: trung tâm mặt (centrofacial), má (malar), vùng hàm dưới (mandibular).
        - Trung tâm mặt: Kiểu này chiếm tỉ lệ cao nhất với những dát và khoảng tổn thương ở trán, má, mũi, môi trên và cằm. (Hình 28-1, 28-2)
        - Má: Tổn thương thường giới hạn hơn ở 2 má và trán.
        - Vùng hàm dưới: Thường bao gồm cả 2 bên hàm dưới.
        Có thể có thương tổn ở cánh tay, ngực nhưng tình trạng này ít được mô tả. (Hình 28-3)
        Nám da do thai kì thường mất dần sau sinh nhưng với những phụ nữ có làn da sẫm màu, tình trạng này ít xảy ra hơn. Đặc biệt nám da trên những phụ nữ dùng thuốc viên tránh thai thường mạn tính và dai dẵng trong nhiều năm.
III/ CHN ĐOÁN
        Thông thường nám da được chẩn đoán dựa vào bệnh sử và biểu hiện lâm sàng.Tuy nhiên, soi tổn thương dưới ánh sáng đèn Wood có thể xác định tình trạng bệnh rõ hơn, giúp xác định có hay không sự hiện diện sắc tố ở thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp hai vị trí hoặc không xác định (dát sắc tố thượng bì sẽ đậm màu, ở trung bì thì ít rõ ràng hơn).
        Nám ở trung bì rất khó điều trị, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nám da có tổn thương được xác định ở lớp thượng bì dưới ánh sáng đèn Wood, nhưng sự lắng đọng sắc tố vẫn thường xảy ra ở trung bì. Điều này giải thích lý do vì sao cho đến nay nám da vẫn là một thách thức trong việc điều trị.

                                          Hình 1: Phân loại nám da

Chẩn đoán phân biệt: Tăng sắc tố sau viêm, đốm nâu do ánh nắng, tàn nhang, dày sừng quang hóa (ánh sáng), tăng sắc tố do thuốc, bệnh gai đen, chứng da xám nâu (ochronosis exogenous), lichen phẳng tăng sắc, Poikiloderma of Civatte, bớt Ota, bớt Hori...(Bảng 28-1)
        Trong trường hợp chẩn đoán chưa rõ ràng, giải phẫu bệnh lý cần được thực hiện. Một vài báo cáo gợi ý nám da  còn liên quan đến bệnh lý tuyến giáp tiềm ẩn. Do đó có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc về hormon kích thích tuyến giáp nếu có nghi ngờ về mặt lâm sàng.


                                                        Hình 2: Nám da ở cánh tay

IV/ ĐIU TR
        Điều trị nám da hiệu quả là một trong những thách thức đối với bác sĩ da liễu. Tùy biểu hiện lâm sàng mà người bệnh được lựa chọn phương thức thích hợp, có thể phối hợp cùng lúc nhiều trị liệu khác nhau.
        Tránh nắng và sử dụng các thuốc làm giảm sắc tố tại chỗ là chủ yếu để điều trị. (Bảng 28-2)
        Ngoài ra, những dạng kem che khuyết điểm cũng hữu ích. Các phương pháp  khác như lột da bằng hóa chất (chemical peels), can thiệp laser và ánh sáng là những chọn lựa khác trong điều trị, song  cần cân nhắc một số tác dụng phụ.
A. TRÁNH NẮNG (PHOTOPROTECTION):
        Kem chống nắng tuy chưa được nghiên cứu như là một đơn trị liệu, nhưng dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các nhà da liễu khuyến cáo việc sử dụng chúng là bắt buộc. Ngoài khả năng làm tăng hiệu quả điều trị của những phương thức điều trị nám da khác, kem chống nắng còn là một phương pháp phòng ngừa nám da hữu hiệu nhất.
        Bệnh nhân nên được hướng dẫn sử dụng kem chống nắng bảo vệ tia UVA,UVB với chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn hàng ngày. Những sản phẩm chống nắng chứa oxyt kẽm, oxyt titan đặc biệt hữu ích và nên bôi lặp lại sau mỗi 2 giờ nếu còn ở ngoài trời. Bên cạnh đó, cần phải dùng nón rộng vành, áo quần dài tay giúp tránh nắng.
B.HYDROQUINONE
        Đây là một thành phần đơn độc có khả năng làm giảm sắc tố hiệu quả nhất thông qua việc ức chế men Tyrosinase. Ennes và cộng sự đã báo cáo một thử nghiệm mù đôi, giả dược có kiểm chứng trên, 48 bệnh nhân nám da điều trị bằng hydroquinone 4%, tỉ lệ cải thiện 48% so với giả dược chỉ 8%. Hydroquinone được sản xuất với nồng độ từ 2% đến 5%, nồng độ 2% thuốc không cần kê toa, thuốc với nồng độ cao hơn cho hiệu quả hơn nhưng dễ gây kích ứng do vậy cần có sự giám sát của bác sĩ.
        Bôi 2 lần/ ngày tại vùng da bị ảnh hưởng nhưng có thể giảm xuống 1 lần/ ngày nếu bị kích ứng. Thời gian điều trị khác nhau nhưng sự cải thiện lâm sàng được ghi nhận sau 5-7 tuần và có thể kéo dài liệu trình từ 3 đến 12 tháng. Bệnh nhân nên được thông báo về một số tác dụng phụ có thể xảy ra như viêm da tiếp xúc kích ứng, tăng sắc tố sau viêm, ochronosis ngoại sinh.
C. ĐIU TR PHỐI HỢP
        Nhiều sản phẩm phối hợp 2 hoặc 3 thành phần đã được sử dụng để điều trị nám da, nhưng công thức hiệu quả nhất bao gồm: hydroquinone +retinoid +steroid tại chỗ.
        Năm 1975, Kligman và Willis đã báo cáo một công thức được cho là thành công nhất gồm hydroquinone 5%, tretinoin 0,1%, dexamethasone 0,1%. Trong những năm gần đây, một công thức phổ biến nữa là hydroquinone 4%, tretinoin 0,05%, fluosinolone acetonide 0,01%. Dạng bào chế gồm 3 thành phần này có thể làm sáng hơn vùng da sẩm màu ở một phần tư bệnh nhân sau 8 tuần điều trị. Thuốc được bôi ban đêm và kem chống nắng bôi ban ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, những sản phẩm này không được bán rộng rãi trên thị trường do giá thành cao, dễ kích ứng da và nguy cơ teo da do steroid hoặc gây ochronosis ngoại sinh.
D. NHNG SẢN PHẨM  LÀM SÁNG DA TI CH KHÁC
        Các dạng kem khác có thể được xem xét trong điều trị nám ban đầu nhờ giá thành thấp bao gồm azelaic acid, kojic acid, ascorbic acid, arbutin và deoxyarbutin, chiết xuất cam thảo, ellagic acid, rucinol, chiết xuất đậu nành.
1. Azelaic acid
        Là một 9-carbon dicarboxylic acid có nguồn gốc từ  Pityrosporum ovale, ức chế cạnh tranh với tyrosinase, được kê toa với dạng gel 20% hoặc 15%, bôi 2 lần/ ngày trong thời gian từ 3 đến 12 tháng. Nếu không cải thiện sau 3 tháng, nên thay thế bằng một sản phẩm khác. Azelaic acid phối hợp với cream tretinoin 0.05% hoặc 0,1% thường cho hiệu quả tốt hơn.
2. Kojic acid
        Được sản xuất bởi các loài nấm Aspergillus và Penicilium, có tác dụng ức chế men Tyrosinase thông qua việc kết hợp với đồng ở vị trí hoạt động của men. Ưu điểm của sản phẩm này là bán không cần kê toa, dạng bào chế 2% được bôi hằng ngày, sự cải thiện đạt được sau 3 tháng. Lưu ý tính dễ mẫn cảm và có thể gây kích ứng của acid kojic.
3. Vitamin C
        Vitamin C tác dụng thông qua việc tương tác với đồng tại những vị trí hoạt động của men Tyrosinase. Sản phẩm chứa vitamin C 10-20% có thể bán không cần kê đơn, ngoài ra điện di vitamin C qua da cũng hữu ích trong điều trị.
E. CHE KHUYT ĐIM
        Tuy có nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện đáng kể tình trạng nám da nhưng không thể giải quyết hoàn toàn được thương tổn, vì vậy những dạng kem che khuyết điểm là một phương pháp hỗ trợ quan trọng. Một số sản phẩm như: Dermablend (Vichy  Laboratories,  Paris,  France),  Covermark/CM  Beauty  (CM  Beauty,  Northvale,  NJ), và Cover  FX  (Cover  FX  Skin  Care,  Toronto,  Ontario,  Canada) có rất nhiều màu để sử dụng tùy theo màu da.
G. LỘT BNG HÓA CHT
        Lột da bằng α-Hydroxy  acid, đặc biệt Glycolic acid từ 10 % đến 70% rất hiệu quả trong điều trị nám da.
        Những sản phẩm khác:
        + Tretion 1% đến 5%
        + Dung dịch Jessner (salicylic acid, lactic acid, resorcinol, aethanol)
        + Dung dịch trichloroacetic acid 10% đến 50%, lactic acid, và salicylic acid 20% đến 30%.
        Nhiều thử nghiệm lột da trong khoảng thời gian 2 đến 4 tuần, đến 12 lần điều trị, liệu pháp lột bằng hóa chất có khả năng hiệu quả hơn khi kết hợp với các sản phẩm bôi tại chỗ như hydroquinone.
        Bệnh nhân cần được tư vấn về nguy cơ kích ứng và tăng sắc tố sau viêm, (ở những người có da sẫm màu). Phương pháp này cũng có thể tái phát.
H. LASER VÀ ÁNH SÁNG
        Công nghệ này là lựa chọn thứ 3 trong điều trị nám da khi không đáp ứng với các liệu pháp thông thường. Phương pháp này càng hiệu quả hơn khi điều trị cùng với thuốc bôi tại chỗ chứa hydroquinone hay chế phẩm có 3 thành phần và nên bôi thuốc từ 4 đến 8 tuần trước khi thực hiện laser. Cần lưu ý tình trạng giảm sắc tố sau viêm hay đỏ da hay xảy ra sau thủ thuật.
        Tái tạo bề mặt vi điểm là một trong những can thiệp laser hỗ trợ tốt nhất được FDA công nhận trong việc điều trị nám da. Một nghiên cứu thử nghiệm (2005) mô tả 10 phụ nữ được điều trị nám da bằng laser vi điểm với bước sóng 1,550 nm từ 4 đến 6 lần. Sáu bệnh nhân cải thiện từ 75% đến 100%  và chỉ một bệnh nhân bị tăng sắc tố sau viêm. Một thiết bị khác được sử dụng cả bước sóng 1,550 và 1927 nm cũng cho kết quả tương tự.
        Một trong số các kỹ thuật điều trị nâng cao hiện nay là vi bào mòn da      (microdermabrasion) tiếp theo điều trị ngay bằng kỹ thuật Q-switched neodymium-doped yttrium–aluminum–garnet(Nd:YAG)  laser ở công suất thấp. Ngoài ra, IPL (intense pulsed light), laser pulsed CO2 (10,600-nm) được sử dụng cùng với Q-switched alexandrite (755-nm) laser, và Q-switched erbium: yttrium–aluminum–garnet laser cũng có hiệu quả.
(Dịch từ Melasma-Laurel M. Morton-Manual of Dermatologic Therapeutics- Keneth A. Arndt-8ed 2014)
 
TÀI LIU THAM KHO:
1. Ennes SBP, Paschoalick RC, Mota De Avelar Alchorne M. A double-blind, comparative, placebo-controlled study of the efficacy and tolerability of 4% hydroquinone as a depigmenting agent in nám da. J Dermatol Treatment. 2000;11(3):173-179.
2. Grimes PE. Melasma: etiologic and therapeutic considerations. Arch Dermatol. 1995;131(12):1452-1457.
3. Kauvar ANB.  The  evolution  of  melasma therapy:  targeting  melanosomes  using  low-fluence  Q-switched  neodymium-doped  yttrium aluminum garnet lasers. Semin Cutan Med Surg. 2012;31(2):126-132.
4. Kligman AM, Willis I. A new formula for depigmenting human skin. Arch Dermatol. 1975;111(1):40-48.
5. Rokhshar CK, Fitzpatrick RE.  The  treatment  of  nám da  with  fractional  photothermolysis:  a  pilot  study. Dermatol  Surg.2005;31(12):1645-1650.
6. Sheth VM, Pandya AG. Melasma: a comprehensive up-date: part I. J Am Acad Dermatol. 2011;65(4):689-697.
7. Sheth VM, Pandya AG. Melasma: a comprehensive up-date: part II. J Am Acad Dermatol. 2011;65(4):699-714.
Người dch:BS Lương Quang Thm
T ngun: Manual of dermatologic therapeutics, 8th edition Kenneth. 2014, A.Arndt, Jeffrey T.S. Hsu, Murad Alam, Ashish Bhatina, Suneel Chilukuri
 Wolter Kluwer, Heatlh
 
 
 

 

Tác giả bài viết: BS. Lương Quang Thẩm- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 6 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây