Bệnh viện Da Liễu TP.Đà Nẵng

NHẬN BIẾT BỆNH THỦY ĐẬU, CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH

Thứ sáu - 02/05/2014 23:16

NHẬN BIẾT BỆNH THỦY ĐẬU, CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH

      Thủy đậu ( trái rạ ) là căn bệnh truyền nhiễm do virus VaricellaZoster gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thủy đậu còn lây nhiễm qua các tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng, quần áo của người bệnh. Với những người khỏe mạnh bệnh sẽ không nguy hiểm Bệnh sẽ nặng lên đối với những người có sức đề kháng kém. Vídụ:  Bệnh bạch cầu, phụ nữ mang thai (chưa chủng ngừa thủy đậu ), người nhiễm HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng Corticoide kéo dài… Để có cách chăm sóc bệnh thủy đậu kịp thời, chúng ta cần nhận biết một số dấu hiệu triệu chứng của bệnh thủy đậu như: Sốt, chán ăn, mệt mỏi, sỗ mũi, ho, hắt hơi, ngứa, phát ban ngoài da, mụn nước xuất hiện rải rác toàn thân kích thước khác nhau thường từ đầu mặt xuống thân mình rồi tứ chi gọi là dấu hiệu “dội nước”. Các nốt thủy đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng gây đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống.  Thủy đậu là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như : nhiễm trùng da,  viêm phổi,  viêm não… Vì vậy chúng ta cần có phương pháp chăm sóc thủy đậu đúng cách.
      Đối với những người bệnh được Bác sĩ chẩn đoán là bệnh thủy đậu cần phải biết các thông tin sau:
      Người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
     Trước đây theo quan niệm dân gian mỗi khi người mắc bệnh này thường kiêng gió, kiêng nước. Cho đến nay thì người bệnh được thay quần áo tắm rửa hàng ngày bằng dung dịch thuốc tím 0,01%  và bệnh thủy đậu nằm phòng riêng, thoáng có ánh sáng mặt trời. Sử dụng vật dụng cá nhân riêng: áo quần, chăn, màng, ly,  tách. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Mặc quần áo rộng, mỏng, thoáng mát. Với trẻ em nên cắt ngắn móng tay và mang găng tay cho trẻ nhỏ. Nên ăn thức ăn mềm lỏng, dể tiêu và đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước hoa quả. Hàng ngày lau sàn nhà, bàn ghế, giường tủ, đồ chơi trẻ em bằng dung dịch Javel hay CloraminB và rửa lại bằng nước sạch. Áo quần, vật dụng nên phơi dưới trời nắng.
       Đối với những người có liên quan với người bệnh thì:
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên mang khẩu trang. Đặc biệt phụ nữ khi mang thai cần tránh tuyệt đối. Bởi vì phụ nữ khi mang thai nếu chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề cho thai nhi.
Cần theo dõi các biến chứng và điều tri triệu chứng :
        - Dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm.
        - Dùng thuốc kháng Histamin khi có ngứa.
        - Dùng thuốc hạ sốt khi có sốt.
Tại chỗ :  Bôi dung dịch Milian vào các nốt phỏng, nếu các nốt khô và đóng vảy tiết thì bôi mỡ kháng sinh (Gentamycin 0,3%)
         Biện pháp phòng bệnh:
        Các chuyên gia y tế khuyến cáo cách phòng bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất là tiêm vaccine phòng bệnh ngay từ khi trẻ trên 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4 - 6 tuổi. 90% người đã được tiêm vaccine sẽ miễn dịch suốt đời với thủy đậu. 10% còn lại rơi vào những người có thể trạng yếu, nếu có mắc bệnh thì cũng nhẹ.
         Trên đây là một vài điều cần biết về bệnh thủy đậu cũng như cách phát hiện, chăm sóc và phòng ngừa. Qua bài viết này chúng tôi rất mong mỏi góp phần không nhỏ nhằm cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh thủy đậu cho nhiều người có thân nhân mắc bệnh thủy đậu.

Tác giả bài viết: ĐD Hà Thị Hoa Mận - Khoa Da BVDLĐN

Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 9 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây