Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên . Bệnh có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể và có thể chữa được.Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 7,1 triệu trường hợp giang mai mới mắc. Số ca mắc mới ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, chiếm 1,1 triệu ca.
Đường lây truyền qua 3 con đường chính là quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Các biểu hiện bệnh giang mai có thể ở da, niêm mạc, như: Vết loét không đau quanh bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn hoặc trực tràng; Mẩn đỏ sần sùi ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; Rụng tóc từng mảng…
Trong một số trường hợp bệnh giang mai không có triệu chứng lâm sàng được phát hiện qua xét nghiệm máu thì gọi là giang mai kín. Bệnh giang mai nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể tồn tại nhiều năm sau và càng lâu, bệnh càng nặng. Bệnh Giang mai được chia thành các thời kỳ như sau: + Giang mai thời kỳ I (primary syphilis) + Giang mai thời kỳ II (secondary syphilis) + Giang mai kín sớm: giang mai kín (không có biểu hiện lâm sàng) và thời gian mắc < 2 năm. - Giang mai muộn, gồm: + Giang mai kín muộn: giang mai kín (không có biểu hiện lâm sàng) và thời gian mắc > 2 năm + Giang mai thời kỳ III (có tổn thương ăn sâu vào tổ chức da, niêm mạc, tim mạch, thần kinh). Phòng ngừa Bệnh giang maiCác biện pháp phòng bệnh là phòng các con đường lây nhiễm như: Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh bằng sử dụng Bao cao su thường xuyên và đúng cách; Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung bơm kim tiêm; Sàng lọc bệnh giang mai ở các bà mẹ mang thai.
2. Chẩn đoán bệnh giang mai bằng xét nghiệm
Xét nghiệm giang mai bao gồm rất nhiều loại, có thể tìm trực tiếp xoắn khuẩn gây bệnh hoặc những phương pháp phản ứng huyết thanh đều có thể phát hiện ra bệnh một cách chính xác.
Xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng test nhanh: Hiện nay, xét nghiệm bằng test nhanh có độ nhạy độ đặc hiệu cao, cho phép sàng lọc và chẩn đoán nhanh chóng bệnh giang mai
Phương pháp gián tiếp: Phản ứng huyết thanh như RPR, TPHA,… được sử dụng phổ biến để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh giang mai. Phương pháp trực tiếp: Xoắn khuẩn giang mai có thể được tìm thấy trong dịch tiết từ tổn thương nghi ngờ trên da, niêm mạc bằng kĩ thuật soi tươi trên kính hiển vi nền đen. Đây là phương pháp có độ đặc hiệu cao để chẩn đoán giang mai ở giai đoạn sớm .Tuy nhiên độ nhạy của xét nghiệm này khá thấp (< 50%) và tính ứng dụng không cao nên ít được sử dụng 3. Kết luận Tùy vào giai đoạn bệnh cũng như những thể bệnh khác nhau mà người bệnh khi có những dấu hiệu bất thường nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tiến hành kỹ thuật xét nghiệm giang mai phù hợp hoặc có thể là đi khám sức khỏe định kỳ là một việc rất tốt để phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh viên Da liễu Đà Nẵng tại số 91- Đường Dũng Sĩ Thanh Khê – TP. Đà Nẵng có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Chúng tôi trên mạng xã hội