Bệnh viện Da Liễu TP.Đà Nẵng

MỤN CÓC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC

Chủ nhật - 13/12/2020 20:44

MỤN CÓC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC

Mụn cóc (hay hạt cơm) là một trong những bệnh lý thường gặp ở da. Những nốt này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị sớm hoặc đúng cách mụn cóc có thể lây ra những vùng da khác hoặc lây cho những người xung quanh.
A.  Nguyên nhân:
Do virus HPV (Human papiloma virus – HPV) gây nên. Khoa học đã chứng minh có hơn 100 loại virus HPV và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. 
Mụn cóc chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp nhưng một số trường hợp có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp như chạm vào các đồ vật ( khăn tắm, dép, dao cạo… )Hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng với virus HPV sẽ khác nhau. Do vậy không phải ai tiếp xúc với HPV cũng bị mụn cóc.Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt ở những người mà hệ miễn dịch bị suy giảm (thường xuyên thức khuya, stress, thiếu dinh dưỡng hay mắc một bệnh mạn tính…)


 
Biểu hiện mụn cóc:


Một số hình ảnh mụn cóc thường gặp:





Điều trị:
 Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa trị mụn cóc như đắp lá tía tô, vôi ăn trầu, hành tím, tỏi hoặc sử dụng acid trong giấm táo hay dùng trái nhàu đắp lên vị trí thương tổn. Tuy nhiên trên thực tế cho đến nay vẫn chưa có cách nào được y học công nhận là đáng tin cậy hoàn toàn. Hơn nữa có nhiều người đã thử áp dụng hình thức điều trị mụn cóc không chính thống này và cũng không nhận được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy khi bị mụn cóc, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa mụn cóc thích hợp.
Mục tiêu điều trị mụn cóc là loại bỏ các nốt mụn cóc mà không để lại mô sẹo. Có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị mụn cóc như dùng các hóa chất hoặc thủ thuật để loại bỏ thương tổn. Việc sử dụng một hay kết hợp nhiều biện pháp điều trị tùy thuộc vào loại mụn cóc, vị trí và triệu chứng của từng trường hợp bệnh cụ thể
  1. Điều trị nội khoa:
  1. Thuốc bôi tại chỗ:
  • Mỡ salicyle : với nồng độ khác nhau từ 10% đến 40% có tác dụng bạt sừng mạnh, loại bỏ các tế bào chứa virus. Băng bịt làm thuốc có thể ngấm sâu vào thương tổn để có tác dụng điều trị tốt hơn.
  • Duofilm là dung dịch keo gồm các acid lactic 16,7% và acid salicylic 16,7% có tác dụng sát khuẩn và làm tan rã các tế bào lớp sừng. Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, cảm giác rát bỏng khi bôi.
  • Collomack chứa acid lactic 0,5g, acid salicylic 2g và polidocanol 0,2g có tác dụng bạt sừng mạnh, do vậy được chỉ định điều trị các mụn cóc sâu, kích thước lớn ở bàn tay, bàn chân. Chống chỉ định mụn cóc ở vùng mặt.
  • Nitrat bạc 10% tác dụng bạt sừng.
  • Immiquimod: là chất kích thích miễn dịch, kem Immiquimod 5% bôi 2 lần/ngày trong 6-12 tuần
  1. Thuốc tiêm trong thương tổn:
  • Bleomycin: có tác dụng gây độc tế bào. Thuốc thường được chỉ định trong trường hợp thương tổn có kích thước lớn, tái phát và không đáp ứng điều trị với các phương pháp khác.
  • Interferon alpha -2a: có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào, đồng thời kích thích hoạt động của các đại thực bào. Thuốc được tiêm trong thương tổn, tuy nhiên dễ tái phát khi ngưng thuốc.
  1. Thuốc toàn thân:
  • Cimetidin: thuộc nhóm kháng histamin H2, tác dụng kích thích miễn dịch, tăng khả năng đại thực bào và diệt virus. Uống với liều 20-40mg/kg/24 ngày, cho kết quả tốt đối với trường hợp mụn cóc tái phát nhiều lần hoặc nhiều thương tổn.
  • Sulfat kẽm: liều thường dùng là 10mg/kg/ngày. Thuốc ít gây độc nên liều tối đa có thể tới 600mg/ngày, cho kết quả tốt đối với những trường hợp đa thương tổn.
  1. Điều trị bằng thủ thuật:
  2. Nitơ lỏng ở nhiệt độ rất thấp gây bỏng lạnh làm bong thương tổn. Hiệu quả điều trị cao, ít tốn kém. Tác dụng không mong muốn của áp ni tơ lỏng là sưng đau, phồng rộp da.
  3. Đốt điện: Biện pháp đốt bằng dòng điện cao tần có nhiều ưu điểm như tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả cao. Tuy nhiên cần phải chăm sóc vết thương sau đốt cẩn thận hơn để tránh bị nhiễm trùng


Hình ảnh điều trị mụn cóc bằng phương pháp đốt điện ở BV Da Liễu Đà Nẵng

+ Điều trị bằng laser: Loại laser thường được sử dụng nhất là laser CO2, làm phá vỡ tế bào và bốc bay toàn bộ tổ chức nên làm sạch nhanh thương tổn.
+ Phẫu thuật cắt bỏ tổn thương: khó áp dụng điều trị đối với những bệnh nhân đa thương tổn.

Một số hình ảnh điều trị mụn cóc tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng:



Phòng ngừa:Để giảm nguy cơ bị mụn cóc thông thường:

Tác giả bài viết: Bs Nguyễn Thị Ngọc Châu - Khoa Phẫu Thuật Thẩm Mỹ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây