Mô tả bởi Ota và Tanino năm 1993, được cho là biến đổi bẩm sinh của tế bào hắc tố trung bì Lâm sàng là các dát, mảng tăng sắc tố có màu xanh, xám đến xanh đen ở vùng da phân bố nhánh của dây thần kinh sinh ba Chủ yếu ở người da sẫm màu, người châu Á thường hay gặp, rất ít ở ngừoi da trắng Thường xuất hiện sau sinh và rõ dần theo thời gian Không được coi là bệnh lý có tính di truyền Yếu tố nguy cơ: hormone nữ (tuổi dậy thì, sử dụng các hormone trong vài trường hợp...), chấn thương, nhiễm trùng, bỏng nắng....
2. LÂM SÀNG Dát kích thước khác nhau từ 0,1- vài cm, có thể liên kết thành mảng lớn Hình tròn, oval, có giới hạn tương đối rõ hoặc không rõ, bờ không đều Màu sắc đa dạng: nâu xám, xanh, xanh đen, đen. Thường lốm đốm không đồng nhất hoàn toàn Phân bố một bên và theo hai nhánh trên của dây thần kinh sinh ba (dây V). Các vùng hay bị xuất hiện tổn thương là quanh mắt, thái dương, trán, gò má, dái tai, trước và sau tai, mũi, và kết mạc mắt
3. PHÂN LOẠI TYPE Ib da mí dưới, nếp mũi má, gò má TYPE III da đầu, trán, chân mày
22-77% bệnh nhân có sắc tố ở củng mạc, mống mắt, kết mạc mắt cùng bên
Biến chứng ở mắt hiếm gặp, nhưng vẫn có thể gặp: tăng áp lực nội nhãn, đĩa thị bất đối xứng, viêm màng bồ đào, đục thuỷ tinh thể, u hắc tố mắt
4. ĐIỀU TRỊ Laser màu là lưauj chọn đầu tay Điều trị sớm sẽ giảm được số lần điều trị Nevus Ota sẽ đậm hơn khi trưởng thành Tác dụng phụ do laser thường do số lần điều trị nhiều và khoảng cách điều trị ngắn 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG TẠI BV DA LIỄU ĐÀ NẴNG
Type III sau 18 lần laser Qs 1064nm Type Ib sau 12 lần laser Qs 1064nm Type III sau 8 lần laser Qs 1064nm Tài liệu tham khảo
Chúng tôi trên mạng xã hội