I/ Khái niệm - Da thừa mi mắt (Dermatochalasis) là một thuật ngữ để chỉ tình trạng da mí mắt lỏng lẻo, dư thừa và nhô ra quá mức ở mi mắt trên và/hoặc mi mắt dưới. - Da thừa mi mắt là một biểu hiện của lão hóa da thường đi kèm với tình trạng thoát vị mỡ, sa cung mày và sa vùng mặt giữa. - Thường thấy ở người lớn tuổi, đôi khi ở người trẻ tuổi. - Phổ biến ở mí mắt trên hơn mi mắt dưới II/ Nguyên nhân - Sự lão hóa (nội sinh và ngoại sinh) - Mất mô đàn hồi trong da - Sự suy yếu của các mô liên kết ở mí mắt - Tác dụng của trọng lực - Sự thoái hóa collagen liên quan đến ánh nắng mặt trời và tuổi tác. - Sự sa xuống của phức hợp lông mày (retro- orbicularis oculi fat – ROOF) và phức hợp má (sub-orbicularis oculi fat – SOOF) - Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và hút thuốc đẩy nhanh sự phát triển của tình trạng này III/ Triệu chứng - Da mí mắt dư thừa, chùng da, lỏng lẻo có thể kèm với thoát vị mỡ ổ mắt do vách ngăn ổ mắt yếu (bọng mỡ mắt). - Cản trở thị trường mí trên do da mí mắt dư thừa nhiều. - Ectropion (lộn mi ra ngoài) của mí mắt dưới. - Entropion (lộn mi vào trong) của mí mắt trên. - Cảm giác đầy hoặc nặng nề của mí mắt trên. - Xuất hiện ‘túi’ ở mí mắt dưới. - Nếp nhăn ở mí mắt dưới và ở khóe mắt bên ngoài. - Kích ứng mắt. - Viêm bờ mi. - Viêm da.
IV/ Phân độ da thừa mi mắt: 1. Phân độ nặng da thừa mi mắt trên:
2. Phân độ nặng da thừa mi mắt dưới: hiện chưa có phân độ V/ Chẩn đoán phân biệt: - Sụp mi bẩm sinh hoặc mắc phải. - Sụp cung mày. - Hội chứng mí mắt mềm. - Phù mí mắt / blepharochalasis. - Sa tuyến lệ. V/ Điều trị: - Điều trị chính là phẫu thuật tạo hình mí mắt để loại bỏ da thừa mi mắt và mỡ ổ mắt của mí trên và/hoặc mí dưới, đồng thời có thể tái tạo lại nếp mí trên - Bệnh nhân có sụp mi mắt có thể cần phẫu thuật sụp mí kèm theo - Những trường hợp nhẹ, sớm có thể điều trị bằng các loại laser trẻ hóa da, plasma radiofrequency... - Vệ sinh mí mắt và kháng sinh tại chỗ cho viêm bờ mi. Corticosteroid bôi cho viêm da. Chất bôi trơn tại chỗ hữu ích cho khô mắt.
* Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ - bệnh viện Da liễu Đà Nẵng từ nhiều năm nay đã triển khai phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ da thừa mi mắt, trẻ hóa da mi mắt với rất nhiều bệnh nhân tới phẫu thuậtđạt kết quả và sự hài lòng cao. * Một số hình ảnh phẫu thuật tại bệnh viện: Hình 1:Trước phẫu thuật (hình trên): Da thừa và bọng mỡ ở mi dưới tạo cảm giác có một cái “túi” ở mí dưới làm nặng mi mắt và trông già hơn. Sau phẫu thuật 1 tuần (hình dưới): túi mỡ và da thừa mi dưới được loại bỏ, trông diện mạo mi dưới trẻ trung hơn, đường sẹo mổ sát bờ mi rất khó thấy (vừa cắt chỉ, sẹo sẽ còn mờ dần theo thời gian) Hình 2:Trước phẫu thuật (hình trên): Da thừa mi trên mức độ nặng 2 mí (che một phần nhãn cầu – phân loại Jacob); mi dưới có “túi” mỡ lớn tạo cảm giác nặng mí và trông mắt buồn và già hơn. Sau phẫu thuật 1 tuần (hình dưới): Da thừa mi trên được loại bỏ về mức bình thường (phân loại Jacob), thấy rõ được nếp mí đôi tự nhiên; mí dưới không còn túi mỡ, trông diện mạo tươi và trẻ hơn; đường sẹo mổ giấu vào cung lông mày và bờ mi dưới khó thấy (vừa cắt chỉ, sẹo sẽ còn mờ dần theo thời gian, mi mắt còn sưng nề nhẹ sau mổ và sẽ giảm dần) Hình 3:Trước phẫu thuật (hình trên): Da thừa mi trên mắt P mức độ nhẹ, mắt T mức độ vừa (phân loại Jacob), hai mắt nhìn không đều; mi dưới da thừa, chùng, nhăn nheo nhiều. Sau phẫu thuật 3 tháng (hình dưới): Da thừa mi trên về mức bình thường (phân loại Jacob), nhìn rõ nếp mí đôi tự nhiên, hai mắt nhìn đều hơn, trông diện mạo trẻ trung hơn; da mi dưới đỡ chùng, đỡ nhăn; đường sẹo mổ giấu vào đường cung lông mày và bờ mi dưới gần như không thấy Hình 4:Trước phẫu thuật (hình trên): Da thừa mi trên mức độ nhẹ ở mắt P, mức độ vừa ở mắt T (phân loại Jacob); mi dưới da chùng, nhăn nheo nhiều. Sau phẫu thuật 3 tháng (hình dưới): Da thừa mi trên được loại bỏ về mức bình thường (phân loại Jacob), da mi trên căng và trông trẻ hơn; da mí dưới không còn chùng, nhăn nheo; đường sẹo mổ giấu vào cung lông mày và bờ mi dưới gần như không còn thấy
* Tài liệu tham khảo: 1.DeAngelis, Dan D., Susan R. Carter, and Stuart R. Seiff."Dermatochalasis." International ophthalmology clinics 42.2 (2002): 89-101. 2.Jacobs, Leonie C., et al. "Intrinsic and extrinsic risk factors for sagging eyelids." JAMA dermatology 150.8 (2014): 836-843. 3.Stein, Harold A., Raymond M. Stein, and Melvin I. Freeman. The Ophthalmic Assistant E-Book: A Text for Allied and Associated Ophthalmic Personnel. Elsevier Health Sciences, 2017. 4.Wojno, T. "Lids: Anatomy, Pathophysiology, Mucocutaneous Junction." (2010): 569-576.
Nguồn tin: BS Nguyễn Hồng Dương Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng
Chúng tôi trên mạng xã hội