Bệnh viện Da Liễu TP.Đà Nẵng

Bệnh viện Da Liễu TP.Đà Nẵng

 Số 29-CT/TU

CHỈ THỊ: tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật,
kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng
yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới
Số kí hiệu Số 29-CT/TU
Ngày ban hành 05/11/2013
Thể loại Chỉ thị
Lĩnh vực Y tế
Cơ quan ban hành Bộ Y Tế
Người ký Nguyễn Thị Kim Tiến

Nội dung

THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 
 
 
 
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 11 năm 2013
 Số 29-CT/TU  
 

                

CHỈ THỊ

tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, 
kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng
yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới

 

 
 
  

Những năm qua, thành phố đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống; kiên quyết chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu nhân dân trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) thành phố. Nhờ đó, hệ thống chính trị nói chung và chính quyền các cấp nói riêng tiếp tục được củng cố ngày càng vững mạnh; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước có nhiều chuyển biến; đội ngũ CBCCVC các cấp không ngừng trưởng thành, ý thức tu dưỡng đạo đức, lối sống, tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ nhân dân được nâng lên, đóng góp đáng kể vào thành tựu xây dựng và phát triển thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nhìn chung nền công vụ thành phố chưa thực sự chuyển biến tốt theo hướng phục vụ nhân dân; kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn chưa nghiêm; tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân cũng như hiệu quả và chất lượng công việc ở một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận CBCCVC chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ CBCCVC tuy có tiến bộ hơn trước nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao. Một bộ phận CBCCVC thiếu ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, không sát công việc, có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và các tổ chức khi thi hành công vụ. Tình hình đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đi lên của thành phố.
Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ CBCCVC đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố trong tình hình mới, Ban Thường vụ Thành uỷ yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt các nội dung và giải pháp trọng tâm sau đây:
1- Tập trung giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ CBCCVC các cấp; nâng cao hơn nữa đạo đức công vụ theo tinh thần 5 xây: “Trách nhiệm”, “Chuyên nghiệp”, “Trung thực”, “Kỷ cương”, “Gương mẫu”đồng thời kiên quyết thực hiện 3 chống các biểu hiện: “Quan liêu”, “Tiêu cực”, “Bệnh hình thức”.
1.1- Thực hiện “5 xây” trong đội ngũ CBCCVC các cấp
- Trách nhiệm: Xây dựng tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, trách nhiệm đối với nhân dân của CBCCVC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; công khai quy trình, cơ chế trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhất là trách nhiệm cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong việc phối hợp thực hiện hoạt động công vụ và tổ chức có hiệu quả công tác thanh tra công vụ.
- Chuyên nghiệp: Xây dựng đội ngũ CBCCVC có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Thực hiện quy trình tuyển dụng công chức, viên chức đúng theo quy định, trên cơ sở cạnh tranh, thực tài; bố trí cán bộ theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tiễn và kết quả công việc; có cơ chế phát huy động lực làm việc, tạo môi trường làm việc, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến trong đội ngũ CBCCVC.
- Trung thực: Hình thành ý thức và trách nhiệm tự đánh giá bản thân, đánh giá và báo cáo tình hình công tác chuyên môn đúng bản chất sự việc; cung cấp thông tin chính xác, khoa học và có cơ sở tin cậy cho nhân dân và cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu; áp dụng các biện pháp quản lý và giám sát tính trung thực, bảo đảm bí mật Nhà nước trong việc thông tin, báo cáo; nâng cao năng lực tổng hợp, dự báo tình hình, xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành, thực hiện công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động quản lý ở các cơ quan, đơn vị; có quy định xử lý nghiêm việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc thiếu trung thực trong thực thi công vụ.
Kỷ cương: Xây dựng nền nếp, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động công vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc của CBCCVC. Người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc CBCCVC tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế hoạt động của cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị.  
- Gương mẫu: Mỗi CBCCVC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu cấp uỷ đảng, cơ quan, đơn vị phải là người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, trong cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư ở cả nơi công tác và nơi cư trú.
1.2- Kiên quyết đấu tranh, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng; tập trung thực hiện “3 chống” trong thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC các cấp
Chống quan liêu: Mỗi CBCCVC, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp phải quán triệt sâu sắc, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của CBCCVC là “công bộc của nhân dân”, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh, xa rời quần chúng và thực tế công việc; chống biểu hiện thờ ơ, vô cảm khi tiếp xúc, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho các tổ chức, công dân và trước khó khăn của người dân.
Chống tiêu cực: CBCCVC khi thi hành công vụ tuyệt đối không được có hành vi tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, hối lộ, lạm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, nhũng nhiễu nhân dân; không được tiếp tay, bao che các hành vi tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
- Chống bệnh hình thức: Tập trung đấu tranh, chống bệnh hình thức, phô trương, lãng phí trong mọi hoạt động công vụ, nhất là các biểu hiện của bệnh hình thức, tuỳ tiện trong thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong tổ chức các phong trào thi đua, các ngày kỷ niệm, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác nước ngoài… Kiên quyết xoá bỏ các biểu hiện chạy theo “thành tích”, không quan tâm đầy đủ, toàn diện đến hiệu lực, hiệu quả và tác động của các chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước.
2- Gắn thực hiện các nội dung “5 xây”“3 chống” với Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Quy định về những điều đảng viên không được làm, những việc CBCCVC không được làm. Chú trọng quán triệt và phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong cải cách hành chính, quản lý CBCCVC thuộc quyền, gắn với thực hiện tốt Quy định số 5946-QĐ/TU ngày 13-9-2012 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp”.
3- Tổ chức thực hiện
3.1- Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị, tập trung cụ thể hoá, thể chế hóa nội dung “5 xây”, “3 chống” thành các tiêu chí, chuẩn mực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, nhất là tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của người đứng đầu, CBCCVC các cấp và chính sách vinh danh, khen thưởng đối với CBCCVC hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp xuất sắc vào việc xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân.
Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ; rà soát, bổ sung giải pháp thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố, trong đó chú ý cử đi học đúng người, bố trí cán bộ phù hợp, tạo môi trường làm việc thuận lợi và làm tốt khâu đánh giá cán bộ.
Tổ chức quản lý tốt hòm thư góp ý, “đường dây nóng”, có hình thức, mức khen thưởng để khuyến khích các tổ chức, công dân phát hiện, cung cấp thông tin, bằng chứng tố giác CBCCVC có hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, có thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong thực thi công vụ. 
3.2- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, thanh tra công vụ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung “5 xây”, “3 chống” trong đội ngũ CBCNVC, tập trung vào các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, dễ xảy ra sai phạm, như: quản lý đất đai, giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư, quản lý dự án, quản lý đô thị, quản lý chung cư; quản lý tài chính, cấp phát vốn xây dựng cơ bản; đăng ký hoạt động doanh nghiệp, cấp phép điều kiện kinh doanh; quản lý thị trường, thuế, hải quan, kiểm lâm; trật tự xã hội, trật tự giao thông, thực thi pháp luật, phòng cháy chữa cháy; quản lý hành chính, tiếp nhận và xử lý hồ sơ, đơn thư; giáo dục, y tế, bảo hiểm, lao động xã hội; tuyển dụng, điều động, luân chuyển CBCCVC, thi đua khen thưởng…
Người đứng đầu cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo chuyển biến rõ nét về tác phong, thái độ của đội ngũ CBCCVC trong thực thi công vụ nói chung, đặc biệt trên các lĩnh vực nói trên; tăng cường các hình thức tiếp nhận và xử lý dứt điểm, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của nhân dân và các tổ chức; chịu trách nhiệm trong việc chậm phát hiện, không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không xử lý kiên quyết các trường hợp CBCCVC thuộc quyền có hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, cửa quyền, nhũng nhiễu, hách dịch đối với nhân dân.
3.3- Ban Tuyên giáo Thành uỷ chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng tinh thần Chỉ thị, nhất là các nội dung “5 xây”, “3 chống” và tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân đến đội ngũ CBCCVC và nhân dân thành phố. Các cơ quan báo, đài thành phố có chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về trách nhiệm, phẩm chất của người CBCCVC và kịp thời đưa tin, phản ảnh tình hình, kết quả hoạt động, phong trào thi đua về nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của CBCCVC; biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương mẫu, phê phán các hành vi tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu, hách dịch của CBCCVC trong thực thi công vụ.
3.4- Ban Dân vận Thành uỷ phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố chỉ đạo tăng cường công tác dân vận trong hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận chính quyền. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận và các đoàn thể, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào việc giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước và mạnh dạn phản ánh, tố giác các biểu hiện, hành vi tiêu cực của CBCCVC khi thi thành công vụ.
3.5- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức học tập quán triệt kỹ trong CBCCVC; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị ở cơ quan, đơn vị mình; đưa kết quả thực hiện Chỉ thị thành một trong những tiêu chí quan trọng để kiểm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên, CBCCVC hằng năm. Phát động phong trào thi đua về nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ trong CBCCVC tại cơ quan, đơn vị; cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến và thực hiện chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo kết quả về Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) và Ban Tổ chức Thành uỷ để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ.
3.6- Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy theo dõi việc triển khai thực hiện Chỉ thị, định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy để chỉ đạo giải quyết kịp thời.
 




Nơi nhận:                                                                      - Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương Đảng,                                                   
- Bộ phận giúp việc thực hiện CT 03 của BBT TW,
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc TU,
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn,
- Quận, huyện uỷ, đảng uỷ trực thuộc TU,
- Sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể TP,
- Các cơ quan báo, đài thành phố, VTV Đà Nẵng,                                      
- Các đồng chí Thành uỷ viên,                                                                       
- Lưu VT, TH.                                           

Các văn bản cùng thể loại "Chỉ thị"

Số kí hiệu Ngày ban hành Trích yếu
Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 04/09/2016 Về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây